Biến đổi khí hậu và các công trình xây dựng đầu nguồn sông Mekong khiến dòng nước chảy mạnh hơn, được cho là hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên. Bên cạnh đó, với mật độ kênh rạch dày đặc và giao thông đường sông ngày càng đông đúc, nền đất yếu, cộng thêm tình trạng khai thác cát trái phép trên sông và nhiều công trình xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường thủy… Dẫn đến tình trạng sạt lở, xói mòn ngày càng nghiêm trọng và đe dọa đến đời sống, an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Theo Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai (Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến tháng 3/2022, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 626 điểm/794 km sạt lở (bờ sông 578 điểm/588km, bờ biển 48 điểm/206km), trong đó sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 94 điểm/179km (bờ sông 69 điểm/80km, bờ biển 25 điểm/99 km). (Nguồn: Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai).
Giải pháp cho kè chống biến đổi khí hậu, chống sạt lở
Để đưa ra giải pháp phù hợp, nhà thầu Phan Vũ sẽ khảo sát thực tế hiện trạng công trình, sau đó phân tích đánh giá để lựa chọn phương án kỹ thuật và công nghệ phù hợp với yêu cầu cũng như ngân sách của khách hàng.
Trong đó, giải pháp thi công kè tường đứng bằng cọc ván bê tông dự ứng lực (ký hiệu sản phẩm cọc ván của Phan Vũ là SW), tuy không còn mới nhưng lại là phướng án kỹ thuật phù hợp với các công trình đê, kè chống biến đổi khí hậu và chống sạt lở.
Ưu điểm và hạn chế của biện pháp thi công cọc ván
Ưu điểm nổi bậc của kè tường đứng thi công bằng cọc ván dự ứng lực SW là:
- Tiến độ thi công nhanh
- Biện pháp thi công đơn giản
- Tăng diện tích không gian phía sau kè bảo vệ
- Giảm khối lượng và chi phí giải phóng mặt bằng
- Tính thẩm mỹ cao, đáp ứng mỹ quang về khai thác du lịch
- Tính ổn định và bền vững cao
Điểm hạn chế của phương án thi công kè tường đứng:
- Biện pháp xử lý neo giữ ổn định tường phức tạp
- Biện pháp thi công đòi hỏi thiết bị chuyên dụng lớn
- Chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng tương đối cao
Xét ở góc độ kinh tế và khai thác lâu dài sau khi đưa công trình vào sử dụng thì kè tường đứng thi công bằng cọc ván bê tông dự ứng lực SW là giải pháp phù hợp với rất nhiều công trình đê kè chống biến đổi khí hậu, chống sạt lở. Bằng chứng là, không chỉ riêng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long mà còn hàng loạt các dự án chống sạt lở bờ sông, bờ biển tại miền Trung, miền Bắc đã và đang sử dụng phương án kè tường đứng cọc ván dự ứng lực SW của nhà thầu Phan Vũ.
Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng
TCVN 7888: 2014 Tiêu Chuẩn Cọc bê tông ứng lực trước
TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu
TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4453-1995 Thi công và nghiệm thi Bê tông toàn khối
TCVN 9114-2014 Yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chấp thuận sản phẩm DUL sản xuất trước
TCVN 4244:2005 Thiết bị nâng - Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
Biện pháp thi công tổng thể:
Bước 2: Định vị vị trí cọc ván trước khi thi công
Bước 3: Thi công cọc ván
- Chuẩn bị thiết bị
- Lắp dựng khung định vị
- Lắp đặt thiết bị và thi công cọc ván
- Tháo dỡ thiết bị, khung định vị và tiến hành thi công các đoạn cọc tiếp theo
- Đổ dầm mũ bê tông cốt thép liên kết cố định đỉnh cọc
Bước 4: Quan trắc chuyển vị tim cọc đã thi công (đã hạ)
Bước 5: Nghiệm thu và hoàn công công tác thi công cọc ván