Theo Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, bê tông đúc sẵn có thể giúp các công trình rút ngắn tiến độ từ 30 - 40% và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường so với đổ bê tông tại chỗ. Hiệu quả về kinh tế và lợi ích xã hội là vậy nhưng các doanh nghiệp trong lĩnh vực bê tông đúc sẵn tại Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường xây dựng.
Đối mặt với các thử thách và khó khăn, Phan Vũ - gã khổng lồ ngành cọc bê tông ly tâm đã mạnh dạn đầu tư hệ thông trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực chuyên môn cao để đưa sản phẩm bê tông đúc sẵn trở lại đường đua trên thị trường xây dựng - vật liệu xây dựng tại Việt Nam. Để tạo được ưu thế trong cuộc đua, đòi hỏi doanh nghiệp phải khai thác được các ưu điểm của bê tông đúc sẵn và đưa ra giải pháp sáng tạo để tối ưu hiệu quả cho khách hàng - đối tác trong từng dự án cụ thể. Điển hình, tại dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam (Long Son Petrochemicals), với giải pháp cấu kiện đúc sẵn lắp ghép kích thước lớn (cột pipe rack) cho hạng mục hệ khung đỡ đường ống dẫn dầu thay thế cho cột thép thông thường, Phan Vũ đã đồng hành cùng đối tác giải quyết bài toán về khả năng chịu trọng tải lớn, chống xâm thực, chống cháy tốt, thi công nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Tiếp theo đó, tại dự án Điện gió Đông Hải 1 (Bạc Liêu), Phan Vũ phối hợp cùng đối tác để thiết kế và cung ứng sản phẩm bê tông đúc sẵn lắp ghép cho hệ hệ dầm cầu dẫn điện gió, vừa rút ngắn tiến độ 50% và giảm 30% chi phí đầu tư, vừa đảm bảo an toàn thi công và mỹ quan phù hợp để khai thác du lịch sau khi công trình đưa vào sử dụng.
Bên cạnh làm mới lại dòng sản phẩm bê tông đúc sẵn - một “bình rượu cũ” trên thị trường xây dựng Việt Nam, vừa qua Phan Vũ còn ghi thêm vào bề dày lịch sử phát triển của lĩnh vực cọc bê tông bằng cải tiến thành công công nghệ sản xuất quay ly tâm không chứa vữa thừa trên sản phẩm. Nhờ đó, tỉ lệ lượng vữa thừa được kéo giảm về dưới 1% so với trước đây là 6 - 8%, vừa tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí xử lý chất thải vừa giảm phát thải ra môi trường. Thành tựu này không chỉ áp dụng riêng trong hệ thống nhà máy của Tập đoàn Phan Vũ, mà còn chuyển giao cho các công ty cùng ngành khác thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp cọc Việt Nam (VPIA) để cùng nhau sản xuất và hướng tới sự phát triển bền vững của ngành.
Theo Báo cáo Tài chính hợp nhất năm 2019, Doanh thu của Tập đoàn Phan Vũ đạt hơn 3.800 tỉ đồng và tiếp tục góp mặt trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500). Tin vui trong nửa đầu năm 2020, Phan Vũ lần đầu tiên ghi tên mình trong bảng xếp hạng Top 10 doanh nghiệp uy tín ngành Xây dựng - Vật liệu xây dựng Việt Nam (theo báo cáo đánh giá của Vietnam Report). Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho sự quyết tâm và tầm nhìn chiến lược hợp lý của Ban lãnh đạo cùng nỗ lực không ngừng của tập thể Phan Vũ trong bối cảnh ngành VLXD nói riêng và ngành xây dựng Việt Nam nói chung còn gặp nhiều khó khăn thách thức: suy thoái kinh tế toàn cầu, các thương hiệu bị mua bán và sáp nhập (M&A) đại dịch Covid-19.... Tập đoàn Phan Vũ lần đầu tiên có tên trong BXH chính là một trong những điểm sáng của ngành, hy vọng đây chính là bước khởi đầu cho những thành tựu lớn hơn nữa của Tập đoàn trong tương lai gần.
Ngoài ra nằm ngoài những quy luật, dòng chảy của xu hướng thời đại là học tập và ứng dụng: chuyển đổi số, công nghệ AI nhằm chủ động đề ra những chiến lược mới nhằm vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội mới, nâng cao khả năng thích ứng với thị trường và sẵn sàng cho thời kỳ bình thường mới. Thành tích này sẽ tạo nguồn cảm hứng mạnh mẽ để Phan Vũ tiếp tục phấn đấu và gặt hái nhiều thành công hơn nữa tại thị trường Việt Nam, đồng thời vươn ra các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.
Nguồn: https://www.phanvu.vn/