Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương đứng thứ 3 cả nước (chỉ sau TP. HCM, Hà Nội) về thu hút vốn FDI, với 3.855 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, chiếm 9,2% tổng vốn FDI cả nước. Bình Dương trở thành “thủ phủ công nghiệp” với làn sóng chuyển dịch đầu tư BĐS công nghiệp sôi động chưa từng có. Bên cạnh đó, các chuyên gia địa ốc cũng nhận định, thị trường căn hộ tại Bình Dương cũng đang diễn ra rất nhộn nhịp và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Phan Vũ thi công cọc nền móng tại Bình Dương bằng công nghệ khoan hạ (1)
Trước làn sóng BĐS đang trỗi dậy tại Bình Dương thì Phan Vũ cũng góp một phần trong công tác kiến tạo nền móng vững chắc cho các công trình vươn cao với vai trò là nhà thầu cung cấp và thi công cọc bê tông nền móng. Phan Vũ vinh dự nhận được sự tin tưởng và đã đồng hành cùng các Chủ đầu tư, Tổng thầu xây dựng lớn như DCT Group, C-Holdings, EVN…. Tính đến nay, Phan Vũ đã thi công hoàn thành hơn 10 dự án bằng công nghệ khoan hạ cọc tại khu vực Bình Dương như dự án Charm Plaza (giai đoạn 1 và 2), EVN Bình Dương, C River View (Phú Thọ Quốc Cường), BCons Garden, Bcons Green view… Theo kết quả khảo sát địa chất thực tế cho thấy, địa chất khu vực tỉnh Bình Dương như Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một…sở hữu một tầng địa chất đặc thù với lớp cát chặt khoảng 20m tính từ mặt đất tự nhiên. Đây là đặc điểm địa chất rất phù hợp cho công tác bơm vữa xi măng và đánh khuấy đặc trưng của công nghệ khoan hạ cọc. Ngoài ra, chỉ số SPT (*) lớp cát này khá tốt (N>30) khi sử dụng phương pháp khoan hạ Hyper-MEGA (cọc Nodular) sẽ khai thác tối đa lực ma sát thân cọc.
Thi công cọc nền móng tại Bình Dương bằng công nghệ khoan hạ (2)
Tương tự địa chất của Bình Dương, tại khu vực lân cận như TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận…và các tỉnh miền Trung như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng…cũng sở hữu tầng địa chất có lớp cát xuất hiện sớm và rất phù hợp với việc sử dụng công nghệ khoan hạ để thi công cọc bê tông nền móng. Sau 10 năm đưa công nghệ khoan hạ từ Nhật Bản về thị trường Việt Nam, đến nay, Phan Vũ đang hướng đến công trình thứ 100 áp dụng công nghệ khoan hạ để thi công cọc bê tông nền móng.
Công trường thi công cọc nền móng bằng công nghệ khoan hạ tại TP. HCM
Nhìn từ góc độ hiệu quả kinh tế, với đặc điểm của tầng địa chất có lớp cát xuất hiện sớm như tại Bình Dương thì việc sử dụng công nghệ khoan hạ có thể huy động tải tối đa ở chiều sâu ngắn (từ khoảng 28-38m), giúp tối ưu được chiều dài cọc, giảm chi phí và rút ngắn thời gian thi công. Trong khi đó tải trọng khai thác trên cọc đơn của cọc khoan hạ hiệu quả hơn cọc khoan nhồi ở cùng cấp đường kính và chiều sâu, giúp cọc khoan hạ tối ưu được số lượng bố trí cọc, từ đó giảm chi phí đài móng. Có thể nhận thấy rằng hiệu quả kinh tế kỹ thuật mà công nghệ cọc khoan hạ mang lại hoàn toàn có thể được lượng hóa được bằng những con số cụ thể, giúp Chủ đầu tư và các Đơn vị Thiết kế, Quản lý dự án có thêm cơ sở để cân nhắc trước khi lựa chọn biện pháp kỹ thuật, biện pháp thi công cọc nền móng phù hợp với kế hoạch ngân sách và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế của công trình.
Công trường thi công cọc nền móng bằng công nghệ khoan hạ tại Khánh Hòa
Ngoài ra, công nghệ khoan hạ cọc còn sở hữu một số ưu điểm vượt trội như kiểm soát được tiến độ thi công và kiểm soát ngân sách dễ dàng. Biện pháp thi công cọc khoan hạ phù hợp với các công trình xây chen tại các đô thị đông đúc nhờ việc không (hoặc hạn chế tối đa) gây ra ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Một điểm cộng nữa là sự thân thiện với môi trường của công nghệ khoan hạ khi không cần thiết phải sử dụng thành phần polyme hoặc bentonite để bảo vệ thành hố khoan tránh gây ra các ảnh hưởng như lầy lội, ô nhiễm môi trường…
(*): Chỉ số SPT (Standard Penetration Test) là thí nghiệm hiện trường - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn thực hiện ở hiện trường, theo tiêu chuẩn TCVN 9351:2012
Nguồn: https://www.phanvu.vn/